Downtrend là chu kỳ tất yếu của thị trường. Trong đó, tất cả các thành phần trong nền kinh tế đều bị ảnh hưởng dù đứng bất kỳ góc độ nào. Vừa qua, anh Lê Thanh, Founder Coin98 Finance, đã chia sẻ cách người làm dự án “tận hưởng” chu kỳ downtrend và định hướng đầu tư khi thị trường downtrend trong buổi phỏng vấn với anh Hoàng Minh Thiện (Trade Coin Việt Nam).
Bên dưới là các thông tin về buổi phỏng vấn này từ Coin98 Insights. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Góc nhìn của người làm dự án trong downtrend
Hỏi: Trong thời điểm downtrend hiện tại, với góc nhìn là người làm dự án thì đâu là khó khăn cũng như là thách thức mà đội ngũ đang đối diện?
Khi nói đến thị trường downtrend, bối cảnh chung của hầu hết nhân tố trong ngành đều gặp khó khăn, từ các trader, nhà đầu tư, builder hay người làm VCs.
Đối với vai trò builder của Coin98, khi downtrend đến, khó khăn nằm ở việc hiệu ứng marketing không đạt hiệu quả cao và không thu hút được nhiều người dùng.
Khi uptrend, mọi điều kiện sẽ thuận lợi hơn. Nguồn lực hỗ trợ dự án, lượng người dùng đến và tiếp cận sản phẩm cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc thị trường downtrend không đồng nghĩa là không thể làm. Ngược lại, đội ngũ dự án cần nỗ lực và chăm chỉ hơn.
Tầm tháng 5/2021, thị trường đi vào mini downtrend. Đội ngũ Coin98 vẫn luôn tìm kiếm cơ hội, tiếp tục xây dựng, theo dõi và bám sát kế hoạch đã đề ra. Thậm chí khi uptrend đến, Coin98 Finance đã có điều kiện để bùng nổ và phát triển mạnh hơn dự kiến.
Một số sự kiện điển hình như Coin98 niêm yết trên sàn Binance trong 2021 cũng như là hàng loạt các sự kiện listing các sàn lớn khác. Tất cả thành tựu này là công sức và sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong khoảng thời gian downtrend của dự án.
Downtrend là khó khăn chung. Tuy nhiên đối với mình, đây thậm chí là cơ hội và là thời điểm thuận lợi để cho các đội ngũ khác có thể tập trung làm để những “trái ngọt” có thể đến.
Hỏi: Định hướng và tầm nhìn của Coin98 trong 5 năm tới?
Trong bối cảnh thị trường chung thời điểm hiện tại, với các sản phẩm liên quan tới Wallet như Cross-chain Wallet, Multichain Wallet, DeFi Wallet… thì Metamask đang dẫn đầu với hơn 31 triệu người dùng. Con số này của Coin98 đã tăng trưởng gấp 10 lần so với thời điểm này năm ngoái, đạt mức 2 triệu người dùng.
Trong tương lai gần, Coin98 sẽ ưu tiên rút ngắn khoảng cách về số lượng người dùng. Thậm chí nhanh chóng vượt qua Metamask để trở thành một trong những Cross-chain DeFi Wallet hàng đầu thế giới dựa trên tiêu chí về số lượng người dùng và chất lượng sản phẩm.
Về tiềm năng thị trường, có thể thấy số lượng người dùng Internet rơi vào khoảng 2-3 tỷ. Nếu một công nghệ đạt đến ngưỡng mass adoption, chắc chắn sẽ có những sản phẩm đầu ra như app hay những ứng dụng phục vụ được lượng người dùng này. Ngày nay, có thể kể đến một số ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter…
Metamask là một trong những ứng dụng rất nổi tiếng cũng như là đầu ngành của crypto. Tuy nhiên mới chỉ sở hữu tầm 31 triệu người dùng. Có thể thấy dung lượng thị trường còn khá lớn để cho Coin98 có thể phát triển được.
Từ đó, mục tiêu của Coin98 trước mắt là bắt kịp, sau đó là vượt qua Metamask hướng tới việc trở thành Wallet lớn nhất thế giới, chiếm được phần thị phần còn lại.
Đi sâu hơn về việc khi đã trở thành một trong những đơn vị cung cấp wallet cho đại đa số người dùng trên thế giới, vấn đề được đặt ra là làm sao để có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, mang lại nhiều giá trị cho người dùng của mình hơn.
Trong tương lai, khi tốc độ phát triển của blockchain ngày càng nhanh, Wallet sẽ là sản phẩm tiếp theo thay thế vai trò của sàn CEX hay ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu của người dùng. Coin98 Wallet sẽ đáp ứng được các nhu cầu này, bên cạnh đó vẫn giữ được tính decentralized của blockchain, người dùng tự cầm key/pass phrase của mình.
Hiện tại, Coin98 đã hỗ trợ hơn 50 blockchain và trong thời gian sắp tới sẽ sắp xếp để hỗ trợ các chain mới nổi như một số chain Layer 2 cũng như các Layer 1 mà người dùng quan tâm. Đồng thời Coin98 cũng sẽ mang đến nhiều loại hình dịch vụ trong Wallet và các sản phẩm mới. Một trong những sản phẩm mới như stablecoin, launchpad, Cross-chain bridge… Những sản phẩm này đều đã được phát triển xong, đã được audit và sẽ tung ra thị trường trong một khoảng thời gian phù hợp hơn. Hy vọng khi ra mắt tới cộng đồng, các sản phẩm này sẽ được đón nhận bởi đa số người dùng.
Hỏi: Liệu trend Move To Earn có phải là một dạng “Bình mới rượu cũ” của trend GameFi hay là một xu hướng bền vững, dẫn đầu thị trường trong thời gian sắp tới?
StepN hay Move to earn là case study đầu tiên, là bước tiên phong trong việc ứng dụng crypto vào những dạng consumer app. Trend move to earn là một ví dụ cho thấy việc ứng dụng của crypto hay blockchain vào consumer app sẽ cần làm như thế nào.
Consumer app là các ứng dụng mà người dùng sử dụng hàng ngày. Đây là một dạng ứng dụng được người dùng dễ đón nhận.
Nhìn từ góc độ phát triển sản phẩm, StepN hay các sản phẩm Move To Earn có khả năng tăng trưởng người dùng rất nhanh. Kèm với đó, các yếu tố liên quan như chỉ số tài chính hay doanh thu đều rất ấn tượng. Đây có thể là câu chuyện được nhìn rộng hơn từ góc độ consumer app, một phát súng mới để khai mào cho một trend mới trên thị trường.
Nếu như tất cả ứng dụng khác đang sở hữu một lượng lớn người dùng và cần tìm một cách mới hơn để gia tăng lợi nhuận đồng thời phù hợp với các loại tài sản mới, phù hợp với thế kỷ mới thì những case study như StepN là một ví dụ rất phù hợp để nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Người dùng bắt đầu sử dụng sản phẩm với mong muốn ban đầu là kiếm tiền, sau đó là tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn. Ví dụ như sức khỏe.
Một trong những vấn đề cấp thiết của StepN là quá trình quản trị kinh tế. Nếu như việc quản trị không phù hợp, rủi ro về việc “phát triển nóng, đi xuống nhanh” là hệ quả hoàn toàn có thể xảy ra. Tất cả các nền kinh tế khác, các lĩnh vực và các phạm trù khác đều như thế.
Nếu việc quản trị được phát triển đúng cách, StepN sẽ còn nhiều “đất diễn”. Các mô hình tương tự như StepN cũng được phát triển và mở rộng. Đó cũng là cách công nghệ bắt đầu đi vào mass adoption.
Quay lại góc nhìn từ khía cạnh Gamefi, làn sóng này trong thời gian vừa qua đã làm cho người dùng biết đến crypto nhiều hơn. Mặc dù chưa biết thời điểm xuất hiện làn sóng gamefi thứ 2 nhưng nếu có một mô hình kinh tế ổn định hơn thì những sản phẩm game chất lượng sẽ đi vào mass adoption nhanh hơn.
Blockchain mang lại một lợi thế cạnh tranh cho các nhà phát triển sản phẩm. So sánh giữa 2 Startup với sản phẩm và app giống nhau. Trong đó, Startup A ứng dụng crypto và Startup B không ứng dụng crypto. Dễ dàng thấy Startup A sẽ phát triển nhanh và chiếm thị phần nhiều hơn. Điều này đặt áp lực lên bên còn lại về việc ứng dụng crypto vào quy trình phát triển sản phẩm.
StepN là ví dụ thực tế. Trước đó có rất nhiều ứng dụng trong truyền thống đã phát triển sản phẩm tương tự, tuy nhiên không ứng dụng crypto. Dù phát triển trong nhiều năm nhưng hiệu quả doanh thu và thu hút người dùng hoàn toàn không thể bằng StepN. Không có sự đột phá về tăng trưởng, thị phần ngày càng yếu dần, khả năng hấp thu dòng vốn và sự quan tâm của nhà đầu tư không còn nhiều. Doanh nghiệp sẽ đi đến “hồi kết”.
Rõ ràng, StepN không phải là một ý tưởng quá mới, nhưng StepN đang ngày càng chiếm được nhiều thị phần hơn vì đã ứng dụng crypto đúng cách.
Trong tương lai, dù cho doanh nghiệp không nắm giữ một sản phẩm với công nghệ hàng đầu hoặc không phải là các ý tưởng táo bạo hay độc đáo, nhưng nếu như các doanh nghiệp có thể ứng dụng crypto đúng cách thì vẫn có thể chiếm lấy thị phần một cách nhanh hơn so với các doanh nghiệp không ứng dụng crypto. StepN đã chứng minh được việc này.
Thời gian tới, sẽ thấy được nhiều sự cạnh tranh như vậy hơn đối với các ngành trong cả thị trường truyền thống và thị trường crypto. Doanh nghiệp hoặc bị loại bỏ, hoặc bắt buộc ứng dụng crypto để bắt kịp nhu cầu người dùng. Một dạng hiệu ứng Domino!
Hỏi: Trong tương lai thì những nền tảng giải pháp Layer 2 như Arbitrum, Optimism hay những hệ sinh thái riêng lẻ như Solana sẽ được đánh giá cao hơn?
Crypto là thị trường của làn sóng công nghệ, nên những gì mình nghĩ không quan trọng bằng những gì thị trường nghĩ.
Trên thị trường tồn tại rất nhiều người chơi, những người có khả năng tác động cao. Những thành phần này sẽ điều hướng hoặc định hướng thị trường, hoặc ít nhất là thúc đẩy thị trường theo hướng mà họ muốn.
Ví dụ như người dùng tin rằng Layer 2 sẽ là tương lai, họ sẽ cố gắng hỗ trợ tất cả các tài nguyên của mình để định hướng rằng Layer 2 là tương lai. Những người dùng tin rằng Layer 1 là tốt hơn, họ sẽ tập trung phát triển các giao thức Layer 1.
Dưới góc độ là nhà phát triển Wallet trong khía cạnh người sử dụng sản phẩm, không có nhiều sự khác nhau giữa Layer 1 và Layer 2 về cách dùng. Người sử dụng vẫn cần trả một lượng phí gas khi giao dịch. Điểm khác biệt duy nhất là trả phí gas bằng token của từng hệ.
Người dùng chỉ sử dụng wallet để gửi, nhận… tài sản và thậm chí là không cần hiểu về các công nghệ bên dưới. Dưới góc độ này, Layer 1 và Layer 2 sẽ có tiềm năng phát triển như nhau. Mặc dù công nghệ để phát triển sản phẩm sẽ khác nhau, tuy nhiên người dùng không cần quan tâm đến phần này.
Từ góc độ cá nhân, điểm thú vị để đón chờ đó là khi Layer 2 ra token. Bài toán khó khăn nhất được đặt ra cho các Layer 2 là việc gia tăng giá trị cho token. Nhà phát triển sản phẩm sẽ đổ toàn bộ giá trị token của Layer 2 cho Layer 2 hay đổ về Ethereum.
Người dùng đang hỗ trợ, đang bullish cho các sản phẩm Layer 2 vì họ là những người tin tưởng vào Ethereum và họ cố gắng hỗ trợ cho sự phát triển của hệ sinh thái này. Họ nghĩ rằng sự phát triển của Layer 2 đóng góp vào sự phát triển của Ethereum. Điều này đúng khi Layer 2 không ra mắt token.
Ở trường hợp ngược lại, nếu Layer 2 ra mắt token thì sẽ có các stakeholder khác nhau. Người nắm giữ Layer 2 token sẽ muốn bảo vệ giá trị của những token này. Trong khi người nắm giữ token của Ethereum thì sẽ muốn bảo vệ giá trị của Ethereum.
Lúc này, các Layer 2 sẽ quyết định rằng họ có nên đổ toàn bộ giá trị của token về Layer 2 hay sẽ đóng góp giá trị này cho Ethereum. Nếu mà toàn bộ stakeholder của Layer 2 thống nhất việc nên gia tăng giá trị cho riêng Layer 2 thì sẽ không có nhiều sự khác nhau giữa Layer 2 và Layer 1.
Liệu Layer 2 có tiếp tục ra mắt token nhưng vẫn chấp nhận đánh đổi để đóng góp cho sự thành công của Ethereum và không quan tâm đến giá trị của token Layer 2 hay sẽ mang những giá trị này về riêng cho token Layer 2.
Trong bối cảnh Ethereum sắp hoàn thành nâng cấp chuyển đổi cơ chế Proof of Stake và một số nền tảng như Optimism, Arbitrum, Starkware, Zksync,… đang lăm le ra mắt token, bài toán về Layer 1 và Layer 2 trong tương lai sẽ không quá khác nhau về công nghệ. Vấn đề đặt ra sẽ quy tụ về việc Layer sẽ đưa giá trị token về đâu.
Hỏi: Có khi nào Coin98 đang làm về Multichain?
Hai năm trước, Coin98 đã bắt đầu làm về Multichain. Lúc đó, đội ngũ nghĩ rằng sẽ có rất nhiều chain trên thị trường và các chain này sẽ xây trên chain của người khác. Mỗi người sẽ muốn có một chain riêng và người dùng tham gia vào các chain này sẽ trả phí bằng token của chain đó.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Multichain Wallet hay Cross-chain Wallet vẫn còn là những khái niệm khá xa vời. Cho đến ngày hôm nay, người dùng mới thấy được sự phân mảnh của các blockchain và các Layer 1, Layer 2 được ứng dụng nhiều hơn. Những khái niệm về Multichain hay Cross-chain đã thực sự được đào sâu.
Từ góc độ phát triển dự án, đội ngũ đã dự đoán được những xu hướng này để có thể hoàn thiên sản phẩm nhằm phục vụ và đáp ứng được người dùng ngay khi nhu cầu phát sinh.
Quay lại câu chuyện các hệ sinh thái, chúng ta có Cosmos đang xây dựng kiến trúc theo hình thức Interchain (chain of chain). Tức là, sẽ có một bộ code gốc, người dùng sẽ xây dựng chain riêng của họ nhưng phải kết nối về chain gốc của hệ sinh thái.
Một số blockchain Layer 1 điển hình đang phát triển dựa trên ý tưởng này như Polkadot hay Avalanche (Subnet) hay Polygon (Supernet). Trong thời gian tới, khả năng cao là gần như các kiến trúc blockchain Layer 1 sẽ làm Supernet hay Subnet. BSC hiện cũng dự tính làm mô hình này, gọi là Layer 2 của BSC.
Trong bối cảnh này, Wallet và các bên phát triển sản phẩm là các Layer để kết nối chain sẽ là nơi thu hút được giá trị nhiều nhất. Tài sản sẽ chuyển đổi từ chain này sang chain khác liên tục.
Để kết nối được nhiều chain như vậy thì việc đầu tiên là phải hỗ trợ chain. Đây cũng là lý do hạn chế sự phát triển của Metamask hay các sản phẩm single chain. Metamask chỉ hỗ trợ các EVM, Layer 2 trên Ethereum, các Layer 1 fork của Ethereum. Tuy nhiên, những kiến trúc mới như Cosmos, Solana, Polkadot thì họ sẽ không hỗ trợ được.
Ví dụ: Phantom chỉ hỗ trợ Solana, Terra wallet chỉ hỗ trợ Terra.
Coin98 hiện tại hỗ trợ hơn 50 chain và hiện tại thì đã cho phép người dùng chuyển đổi trực tiếp tài sản trên đó. Coin98 Wallet đã sử dụng 2 năm để xây dựng nền móng này.
Hiện tại nhu cầu dịch chuyển tài sản giữa các chain của người dùng tăng lên đáng kể. Người dùng có thể sử dụng các sàn CEX để thực hiện chuyển đổi, tuy nhiên các sàn sẽ có số lượng chain khác nhau.
Các sàn CEX sẽ rất khắt khe và tốn thời gian để tích hợp chain, vì vậy đôi khi không đáp ứng được nhu cầu người dùng. Nhưng đối với các Wallet, quy trình này sẽ dễ dàng hơn.
Trong tương lai, số lượng chain được ra mắt là vô hạn, có thể là Supernet, Subnet, Layer mới, chain mới… và Coin98 Wallet là sản phẩm có khả năng tích hợp nhanh nhất và đáp ứng được nhu cầu này.
Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp làm về Layer 0 để kết nối các chain sẽ là the next big thing.
Hỏi: Hiện tại thì Coin98 đã được niêm yết trên Coinbase Custody, anh có thể chia sẻ về chặng đường mà team đã trải qua để đạt được thành tựu này? Về phía Coinbase có các yêu cầu gì về dự án của mình không?
Coinbase có tệp tiêu chuẩn riêng và quy trình kiểm ngặt rất khắt khe với những thông tin về đội ngũ, pháp lý… Đối với thị trường tồn tại rất nhiều thành phần khác nhau, và không phải ai cũng có một định hướng cống hiến lâu dài thì những tiêu chí và quy định này của Coinbase hay Binance là điều kiện cần có.
Từ lúc bắt đầu phát triển, Coin98 đã được định hướng để đi đường dài nên đội ngũ có sự chuẩn bị rất kỹ về sản phẩm đầu ra. May mắn thay, sau một năm nộp đơn yêu cầu, C98 đã được niêm yết trên Coinbase.
Định hướng đầu tư khi thị trường downtrend
Hỏi: Hiện tại, rất nhiều giao thức stablecoin tung ra các gói khuyến khích thu hút thanh khoản. Mặc dù vậy, phần thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản thường được trích từ phí swap. Phí swap của stablecoin thường không quá lớn. Điều này có mâu thuẫn không và điều gì khiến cho các giao thức stablecoin đi được đường dài?
Cuộc chiến stablecoin là cuộc chiến không hồi kết, xảy ra phổ biến nhất ở các giao thức Lending. Rất nhiều hệ sinh thái đang cố gắng chi trả mức incentive và reward cao cùng với mức phí thấp để thu hút người dùng cung cấp thanh khoản.
Stablecoin là tài sản có mức biến động giá thấp và được đảm bảo bởi các tổ chức uy tín. Vì vậy, cung cấp thanh khoản bằng stablecoin được đánh giá là rủi ro thấp. Đối với những sản phẩm hay token có mức biến động cao thì rủi ro đi kèm cũng cao tương tự. Người dùng chỉ nắm bắt những tài sản này nếu lợi nhuận và reward cao tương xứng.
Ở thị trường truyền thống, USD là tài sản có mức an toàn cao vì được đảm bảo bởi Ngân hàng nhà nước. Đối với thị trường crypto, nếu so sánh với các đồng coin/token khác, stablecoin là tài sản có mức rủi ro thấp nhất (vẫn tồn tại khả năng mất peg).
Đổi lại, nếu so sánh giữa mức lãi suất khi gửi USD vào ngân hàng là 2-3% và APY của stablecoin là 10-20% thì việc chấp nhận mức rủi ro cao hơn so với thị trường truyền thống hoàn toàn phù hợp.
Quay lại góc nhìn từ phía phát triển giao thức, đội ngũ sẽ không tập trung vào phí mà tập trung về khối lượng giao dịch. Thông thường, khối lượng giao dịch của stablecoin sẽ cao hơn rất nhiều so với các token khác và có mức độ phát triển bền vững hơn nên việc các giao thức lựa chọn một mức phí thấp là hợp lý.
Tuy nhiên nếu giảm hẳn mức phí về 0 và tiếp tục reward cho người dùng thì sẽ tạo ra một sự phát triển không bền vững. Vì vậy các dự án làm về stablecoin đang cố gắng duy trì nền kinh tế ổn định này.
Thay vì trả tiền cho marketing thì họ sẽ trả cho người dùng tham gia vào cộng đồng để sử dụng sản phẩm. Phần phí reward cho người dùng hay người cung cấp thanh khoản được xem như phần phí chi trả cho hoạt động marketing.
Các giao thức có thể trả mức reward cao trong một khoảng thời gian để thu hút người dùng. Tuy nhiên, sau khi đã có lượng người dùng lớn và đủ để phát triển giao thức thì có thể hạn chế dần ngân sách cho việc này. Sau đó đưa ra các chính sách hợp lý hơn để tập trung xây dựng sản phẩm ở mảng khác.
Mình nghĩ các nguồn reward cho stablecoin đang cao nhưng sẽ không tiếp tục cao trong tương lai, có thể hạ xuống để có thể chạm mức bền vững. Tuy nhiên, các giao thức bây giờ đánh đổi mức reward cao đó để làm marketing thì sẽ thu hút nhiều người dùng về bên mình hơn.
Hỏi: Stablecoin của Coin98 hướng theo USDC hay UST?
Các ưu tiên hàng đầu cho stablecoin là phải ổn định và an toàn. Sau đó sẽ hướng đến gia tăng giá trị cho các giao thức trong hệ sinh thái.
Đối với cách tiếp cận của Coin98, đầu tiên sẽ là sự an toàn và sau đó là thanh khoản. Phát triển với tốc độ nhanh nhất có thể tuy nhiên nằm trong khuôn khổ của sự bền vững. Mình không đánh đổi đi nhanh với việc không bền vững.
Giả sử, thu hút người dùng bằng việc stake và trả reward ở mức 50% hay 30%. Việc này sẽ có hiệu quả trong thời gian ngắn, tuy nhiên không đem lại lượng người dùng thực và không bền vững trong tương lai. Nguồn tài sản khi stake không đem lại giá trị thặng dư đủ để chi trả cho phần reward của người dùng. Nếu việc này tái diễn liên tục, doanh nghiệp sẽ phá sản.
Stablecoin của Coin98 tập trung vào Cross-chain Liquidity hỗ trợ giải quyết vấn đề reward khi người dùng staking và nhu cầu chuyển giao tài sản.
Ví dụ người dùng có đồng token A ở chain X và muốn swap sang chain khác không có thanh khoản. Lúc đó stablecoin cung cấp giải pháp và người dùng chỉ cần trả một khoản phí cho việc này để thuận tiện hơn khi giao dịch.
Đây là những nhu cầu tạo ra thặng dư và giá trị cho hệ sinh thái. Khi có lợi nhuận từ nguồn doanh thu thu về, dự án có thể trích ra một phần để reward cho người dùng đang staking token.
Theo thời gian, khi số lượng người dùng nhiều lên, doanh thu tăng và giá trị thặng dư được tạo ra nhiều hơn, dự án có thể mang lại nhiều giá trị hơn cho các nhà đầu tư, người dùng và thành viên trong cộng đồng. Điều này tạo ra sự phát triển bền vững.
Thay vì chỉ nắm bắt theo trend và bám vào dòng tiền ngắn hạn này để duy trì, Coin98 xây dựng một mô hình giúp cho hệ sinh thái có thể phát triển trong nhiều năm tới. Đây là điều mà mình hướng tới.
Bên cạnh đó, lý do mình làm stablecoin là do mình thấy những bài toán về Cross-chain Liquidity có thể được giải quyết triệt để bằng một đồng stablecoin. Stablecoin là một giải pháp tuyệt vời.
Hiện tại chưa có stablecoin nào trên thị trường nắm bắt được cơ hội này. Mình nghĩ rằng Coin98 sẽ là đơn vị tiên phong giải quyết các vấn đề này. Thông qua đó sẽ tạo ra được nguồn doanh thu mới cho Coin98 holder.
Hỏi: Định hướng Coin98 sắp tới nghiêng về Fat Protocol, Fat Dapp hay là Fat Wallet. Với sự phát triển công nghệ và sự phát triển yếu tố kinh tế tài chính, mô hình nào sẽ đem, lại hiệu quả cao hơn?
Fat protocol là protocol được xây dựng để tích hợp vào các nhánh khác nhau, gia tăng giá trị cho protocol.
Layer 1 là một ví dụ, tất cả những sản phẩm xây dựng trên Layer 1 cuối cùng đều phải thực hiện các giao dịch trả phí bằng token Layer 1 để gia tăng giá trị cho Layer 1.
Coin98 thiên về “pha trộn” giữa Fat Dapp và Fat Wallet. Hai yếu tố này tập trung vào các ứng dụng và các Wallet có mối quan hệ gần nhất với người dùng nhằm điều hướng sử dụng sản phẩm.
Trong trường hợp của StepN Fat Dapp đã được ứng dụng một cách thành công. StepN sử dụng nền tảng bên dưới của Orca – DEX trên Solana. Câu hỏi đặt ra là, tại sao StepN sử dụng của Orca chứ không phải các DEX khác?
Orca đang nắm giữ lượng người dùng lớn trên Solana. Orca sử dụng tài nguyên của mình để điều hướng người dùng sử dụng những sản phẩm được xây dựng trên nó. Nếu như StepN không chỉ muốn phát triển trên Solana mà còn muốn mở rộng trên BSC thì giao thức sẽ phát triển trên các chain khác chứ không chỉ riêng một chain riêng.
Fat Wallet cũng giống như Fat Dapp: là một ứng dụng wallet sở hữu một lượng lớn người dùng, có xu hướng đề xuất người dùng sẽ sử dụng ứng dụng gì.
Trong tương lai Multichain hoặc Cross-chain, người dùng sẽ không quá gắn bó với một chain riêng biệt nào. Việc tích hợp nhiều chain và nhiều sản phẩm là một điều tất yếu để phục vụ cho người dùng. Những nhu cầu như thế sẽ tiếp tục phát triển và Coin98 sẽ cố gắng theo sát Fat Wallet cũng như là Fat Dapp.
Coin98 sẽ nằm ở giữa Fat Wallet và Fat Dapp. Trong tương lai Multichain hoặc Cross-chain, người dùng sẽ không quá gắn bó với một chain riêng biệt nào. Việc tích hợp nhiều chain và nhiều sản phẩm là một điều tất yếu để phục vụ cho người dùng. Những nhu cầu như thế sẽ tiếp tục phát triển và Coin98 sẽ cố gắng theo sát Fat Wallet cũng như là Fat Dapp.
Hỏi: Downtrend Coin98 còn mở rộng về nhân sự không?
Như một thói quen trong bear market, Coin98 bắt đầu mở rộng quy mô mạnh hơn. Hiện tại Coin98 có hơn 100 nhân sự, với rất nhiều vị trí đang cần tuyển.
Nếu như bạn cảm thấy mình phù hợp với văn hoá của Coin98 thì cứ tự tin gửi CV vào các vị trí đang tuyển và có cơ hội sẽ đồng hành cùng team. Coin98 đang cố gắng tạo ra một thế hệ trẻ thật sự đam mê và muốn xây dựng nguồn cảm hứng mới trong ngành. Mục tiêu trong năm nay hay năm sau có thể lên tầm 200 300, tập trung nhiều về phát triển sản phẩm.
Đội ngũ luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng và luôn luôn là tốt nhất để đón nhận các chu kỳ tiếp theo của thị trường. Mọi người có thể nghĩ rằng Coin98 đã đạt được nhiều thành công khác nhau, tuy nhiên đối với mình thì còn nhiều định hướng để phát triển hơn trong tương lai.
Rất nhiều các doanh nghiệp hàng tỷ đô trên thị trường. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển vẫn còn dài. Khi crypto đi vào mass adoption, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp hàng trăm tỷ đô, thậm chí là hàng ngàn tỷ đô sẽ ra đời.
Hiện tại Coin98 mới chỉ bắt đầu và không có lý do gì để dừng lại. Coinbase đã hơn 10 năm và Binance hơn 4 năm.
Để chiến thắng trên cuộc chơi với quy mô toàn cầu, cần đến rất nhiều sự tập trung và sự đóng góp của rất nhiều “chiến binh giỏi” để chiến đấu. Coin98 còn rất nhiều đam mê để đi trên chặng đường sắp tới!
Dù cho bài toán có là 10 năm hay 20 năm cũng không quan trọng, quan trọng là mình đạt được những thứ mà mình mơ ước!
Hỏi: Thị trường downtrend thì đa số các nhà đầu tư khá buồn, anh có lời khuyên nào cho mọi người không?
Thị trường tăng trưởng mạnh có độ nhiễu rất cao, người dùng rất dễ bị cuốn vào các yếu tố hay các thành phần không tốt. Vì vậy, bear market là một khoảng thời gian hoàn hảo để người dùng có thời gian nâng cao kiến thức, có nhiều nhận định rõ ràng hơn, cân bằng portfolio và nắm giữ các token có tiềm năng phát triển dài hạn.
Bên cạnh đó, bear market cũng sẽ loại bỏ được những thành phần không phải là builder thực sự, gần như là thanh lọc lại toàn bộ để tạo ra một mô hình kinh tế bền vững.
Qua các lần biến động, những đội ngũ dành rất nhiều thời gian xây dựng, khoảng 2 hay 3 năm hoặc hơn thế nữa, đã bắt kịp được làn sóng uptrend. Từ đó, đạt biên độ lợi nhuận cao, doanh thu tăng trưởng nóng trong thời gian ngắn.
Hold! Trau dồi kiến thức! Thay vì ngắn hạn thì hãy đầu tư vào các dự án có tầm nhìn và tiềm năng phát triển trong dài hạn!
Buổi phỏng vấn kết thúc tại đây. Hy vọng là những chia sẻ của mình sẽ giúp cho các bạn có một cái tầm nhìn dài hạn hơn trong thời gian tới.