Khi cân nhắc đến việc kiếm tiền trong thị trường tiền điện tử, nhiều người thường nghĩ đến việc tận dụng sự biến động giá cả của thị trường. Nhưng đó không phải là cách duy nhất để kiếm tiền trên blockchain. Cho vay tiền điện tử là một dịch vụ dễ tiếp cận, bạn có thể dùng tiền của mình để cho với rủi ro tương đối thấp. Mặt khác, bạn cũng có thể vay tài sản kỹ thuật số với lãi suất thấp. Với tiền điện tử, việc vay và cho vay thường diễn đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Vì vậy, sẽ là lãng phí nếu bạn không tìm hiểu cả cách cho vay và vay tiền trong thị trường này.
Cho vay tiền điện tử là gì?
Cho vay tiền điện tử (crypto lending) là hoạt động lấy tiền điện tử từ người dùng này và cung cấp cho người dùng khác với một khoản phí. Mỗi nền tảng có hình thức vay và quản lý khác nhau. Bạn có thể tìm thấy các dịch vụ cho vay tiền điện tử trên cả nền tảng tập trung và phi tập trung, nhưng các nguyên tắc cốt lõi khá tương tự.
Không phải lúc nào bạn cũng là người đi vay. Bạn có thể kiếm thu nhập và kiếm lãi một cách thụ động bằng cách khóa tiền điện tử của mình trong một pool quản lý tiền. Tùy thuộc vào độ tin cậy của hợp đồng thông minh mà bạn sử dụng, thường có rất ít rủi ro mất tiền. Đó là bởi vì người vay đã đưa ra tài sản thế chấp hoặc việc vay và cho vay diễn ra trên một nền tảng CeFi (tài chính tập trung) như Binance.
Hoạt động cho vay và vay tiền điện tử diễn ra như thế nào?
Cho vay tiền điện tử thường liên quan đến ba bên: người cho vay, người đi vay và nền tảng DeFi (tài chính phi tập trung) hoặc sàn giao dịch tiền điện tử. Trong hầu hết các trường hợp, người cho vay phải thế chấp một số tài sản trước khi vay bất kỳ loại tiền điện tử nào. Bạn cũng có thể sử dụng hình thức vay nhanh (flash loan) và không cần thế chấp.
Ở phía bên kia của khoản vay, có thể có một hợp đồng thông minh đúc stablecoin hoặc một nền tảng chuyên cho người dùng khác vay tiền điện tử. Những người cho vay thêm tiền điện tử của họ vào một pool, sau đó pool quản lý toàn bộ quá trình và phân phối lãi đến tay người cho vay.
Các hình thức vay tiền điện tử
Vay nhanh
Vay nhanh (flash loan) cho phép bạn vay vốn mà không cần thế chấp. Cái tên “vay nhanh” xuất phát từ việc khoản vay được thực hiện và hoàn trả trong một khối duy nhất. Nếu số tiền vay cộng với lãi suất không thể được trả lại, giao dịch sẽ bị hủy trước khi nó được xác thực trong một khối.
Về cơ bản, điều này có nghĩa là khoản vay sẽ như chưa bao giờ được xảy ra, vì nó chưa được xác thực và thêm vào chuỗi. Một hợp đồng thông minh sẽ đảm nhiệm toàn bộ quá trình này, vì vậy quá trình này không cần sự tương tác của con người.
Để vay nhanh, bạn cần phải hành động nhanh chóng. Bởi vì các hợp đồng thông minh cần hoạt động trở lại. Theo logic của hợp đồng thông minh, bạn có thể tạo một giao dịch cấp cao có chứa các giao dịch phụ. Nếu bất kỳ giao dịch phụ nào không diễn ra thành công, giao dịch cấp cao sẽ không được thực hiện.
Hãy xem xét một ví dụ: Một giao dịch token với giá 1 USD trong bể thanh khoản A và 1,1 USD trong bể thanh khoản B. Tuy nhiên, bạn không có tiền để mua token từ bể đầu tiên để bán sang bể thứ hai. Vì vậy, bạn có thể thử sử dụng một khoản vay nhanh để tiến hành kinh doanh chênh lệch giá trong một khối.
Lấy một ví dụ khác. Hãy tưởng tượng rằng giao dịch chính của chúng ta là vay nhanh 1.000 USD từ nền tảng DeFi và sau đó hoàn trả ngay lập tức.
Chúng ta có thể chia nhỏ quá trình này thành các giao dịch phụ nhỏ hơn:
- Số tiền đã vay được chuyển vào ví của bạn.
- Bạn mua 1.000 USD tiền điện tử từ bể thanh khoản A (1.000 token).
- Bạn bán 1.000 token với giá 1,1 USD để lấy 1.100 USD.
- Bạn chuyển khoản vay cộng với phí vay vào hợp đồng thông minh vay nhanh.
Nếu bất kỳ giao dịch phụ nào trong số này không thể được thực hiện, khoản vay sẽ bị hủy trước khi nó diễn ra. Sử dụng phương pháp này, bạn có thể kiếm lợi nhuận với các khoản vay nhanh mà không có bất kỳ rủi ro nào đối với bản thân hoặc tài sản thế chấp.
Vay nhanh thường hữu ích khi sử dụng trong việc hoán đổi tài sản thế chấp và kinh doanh chênh lệch giá. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể sử dụng khoản vay nhanh trong chuỗi của mình, vì việc chuyển tiền sang một chuỗi khác sẽ phá vỡ quy tắc giao dịch.
Vay thế chấp
Một khoản vay phải thế chấp cho phép người đi vay có nhiều thời gian hơn để sử dụng tiền của họ, đổi lại họ phải thế chấp tài sản. MakerDAO là một ví dụ, vì người dùng có thể cung cấp nhiều loại tiền điện tử khác nhau để đảm bảo cho các khoản vay của họ.
Nếu tiền điện tử dễ mất giá, tỉ lệ cho vay trên giá trị (LTV) có thể sẽ thấp, chẳng hạn như 50%. Con số này có nghĩa là khoản vay của bạn sẽ chỉ bằng một nửa giá trị tài sản thế chấp của bạn. Sự chênh lệch này cung cấp chỗ trống cho giá trị tài sản thế chấp nếu nó giảm. Khi tài sản thế chấp của bạn giảm xuống dưới giá trị của khoản vay hoặc một số giá trị nhất định khác, số tiền sẽ được bán hoặc chuyển cho người cho vay.
Ví dụ: Khoản vay 50% LTV trị giá 10.000 BUSD sẽ yêu cầu bạn ký quỹ 20.000 (USD) bằng ETH làm tài sản thế chấp. Nếu giá trị giảm xuống dưới 20.000 USD, bạn sẽ cần phải nạp thêm tiền. Nếu nó giảm xuống dưới 12.000 USD, bạn sẽ bị thanh lý tài sản và người cho vay sẽ nhận lại tiền của họ.
Khi bạn vay một khoản tiền, chủ yếu bạn sẽ nhận được các stablecoin mới được đúc (chẳng hạn như DAI) hoặc tiền điện tử mà ai đó đã cho vay. Người cho vay sẽ ký gửi tài sản của họ trong một hợp đồng thông minh. Hợp đồng này thường bắt họ khóa tiền trong một thời gian cụ thể. Khi bạn có tiền, bạn có thể tự do dùng chúng như ý muốn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần bổ sung tài sản thế chấp nếu có sự thay đổi về giá, để đảm bảo tài sản của mình không bị thanh lý.
Nếu tỉ lệ lệ LTV trở nên quá cao, bạn cũng có thể phải trả tiền phạt. Hợp đồng thông minh sẽ quản lý quy trình, làm cho nó trở nên minh bạch và hiệu quả. Khi bạn hoàn trả khoản vay cộng với lãi từ khoản nợ, bạn sẽ lấy lại được tài sản thế chấp của mình.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình vay tiền điện tử
Các hình thức vay tiền điện tử đã xuất hiện phổ biến trong không gian tài chính phi tập trung nhiều năm nay. Nhưng bất chấp sự phổ biến, mô hình này vẫn tồn tại một số nhược điểm. Hãy nắm chắc số dư trước khi bạn quyết định thử cho vay hoặc đi vay:
Ưu điểm
Dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Bất kỳ ai cũng có thể thế chấp tài sản hoặc trả lại tiền bằng một khoản vay nhanh. Hình thức này giúp họ dễ dàng nhận được khoản vay hơn so với việc đi vay từ một tổ chức tài chính truyền thống mà không có tín dụng.
Hợp đồng thông minh quản lý các khoản vay. Hợp đồng thông minh tự động hóa toàn bộ quy trình, giúp cho việc cho vay và đi vay trở nên hiệu quả hơn và dễ dàng mở rộng mô hình này.
Tạo thu nhập thụ động một cách đơn giản với ít thao tác. Những người nắm giữ tiền điện tử có thể bỏ tiền của họ vào một kho tiền và nhận lãi thường niên mà không cần phải tự quản lý khoản vay.
Nhược điểm
Rủi ro thanh lý cao tùy thuộc vào tài sản thế chấp của bạn. Ngay cả với các khoản vay được thế chấp quá mức, giá tiền điện tử vẫn có thể giảm đột ngột và dẫn đến việc thanh lý tài sản.
Hợp đồng thông minh có thể dễ bị tấn công. Mã được viết không tốt hoặc bị khai thác back-door có thể dẫn đến mất tiền đã cho vay hoặc tài sản thế chấp của bạn.
Vay và cho vay có thể làm tăng rủi ro cho danh mục đầu tư của bạn. Mặc dù đa dạng hóa danh mục đầu tư là một ý tưởng hay, nhưng thực hiện điều đó bằng các khoản vay sẽ mang lại cho bạn thêm rủi ro.
Những điều cần cân nhắc trước khi vay tiền điện tử
Bằng cách sử dụng nền tảng cho vay đáng tin cậy và tài sản ổn định làm tài sản thế chấp, bạn sẽ có cơ hội tốt nhất để cho vay tiền điện tử thành công. Nhưng trước khi bạn vội vàng cho vay hoặc đi vay, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:
Hiểu những rủi ro khi chuyển giao quyền quản lý các đồng tiền điện tử của bạn. Ngay sau khi các đồng tiền rời khỏi ví, bạn sẽ phải tin tưởng một người khác (hoặc một hợp đồng thông minh) để xử lý chúng. Các dự án có thể là mục tiêu của hacker và nạn lừa đảo. Trong một số trường hợp, tiền của bạn có thể không thể rút lại ngay lập tức.
Suy nghĩ về các điều kiện thị trường trước khi đem tiền điện tử đi cho vay. Đồng tiền của bạn có thể bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định, bạn không thể phản ứng với sự suy thoái của thị trường. Việc cho vay hoặc đi vay với một nền tảng mới cũng có thể rủi ro và tốt hơn hết là bạn nên đợi cho đến khi nó tạo được nhiều niềm tin hơn với người dùng.
Đọc kỹ các điều khoản và điều kiện cho vay. Có rất nhiều sự lựa chọn về nơi để cho vay. Bạn nên tìm kiếm nơi có lãi suất tối ưu và các điều khoản và điều kiện có lợi.
Các dự án cho vay tiền điện tử nổi tiếng
Aave
Aave là một giao thức DeFi được xây dựng trên Ethereum cung cấp các khoản vay tiền điện tử khác nhau. Bạn có thể vừa vay vừa cho vay, cũng như tham gia các bể thanh khoản và truy cập các dịch vụ DeFi khác. Aave nổi tiếng nhất với việc cung cấp các khoản vay nhanh. Để cho vay tiền, bạn cần gửi token của mình vào Aave và nhận các aToken. Những thứ này đóng vai trò như biên lai và lãi suất bạn kiếm được phụ thuộc vào loại tiền điện tử bạn đang cho vay.
Abracadabra
Abracadabra là một dự án DeFi đa chuỗi cho phép người dùng stake các token chịu lãi suất của họ làm tài sản thế chấp. Người dùng nhận được token chịu lãi suất khi họ gửi tiền của mình vào pool cho vay hoặc công cụ tối ưu hóa lợi nhuận. Nắm giữ token cho phép bạn truy cập vào khoản tiền gửi ban đầu của mình cộng với lãi suất kiếm được.
Bạn có thể mở khóa thêm giá trị của các token chịu lãi suất của mình bằng cách sử dụng chúng làm tài sản thế chấp cho khoản vay stablecoin Magic Internet Money (MIM). Một chiến lược là gửi các stablecoin vào một hợp đồng thông minh nâng cao năng suất và sau đó sử dụng các token chịu lãi suất để tạo MIM. Miễn là các stablecoin của bạn không gặp biến động, cơ hội thanh lý sẽ vẫn thấp.
Binance
Ngoài các dịch vụ sàn giao dịch, Binance cung cấp một loạt các sản phẩm tài chính tiền điện tử khác để người dùng cho vay, đi vay và tạo thu nhập thụ động. Nếu bạn không muốn truy cập ứng dụng phi tập trung và tự quản lý ví DeFi, việc sử dụng tùy chọn CeFi (tài chính tập trung) có thể dễ dàng hơn nhiều.
Binance cho phép vay thế chấp bằng tiền điện tử một cách đơn giản, với nhiều token và đồng tiền điện tử, bao gồm BTC, ETH và BNB. Nguồn vốn cho vay này đến từ những người dùng Binance muốn kiếm lãi từ tiền điện tử mà họ nắm giữ.