CoinZ Viet
  • Tin tức
  • Hướng dẫn
  • Kiến thức
  • CoinZ Wiki
No Result
View All Result
CoinZ Viet
  • Tin tức
  • Hướng dẫn
  • Kiến thức
  • CoinZ Wiki
No Result
View All Result
CoinZ Viet
No Result
View All Result
Trang chủ Kiến thức

Đừng nhầm lẫn tài sản mã hóa chỉ là tiền ảo

Theo dự đoán của Statista, doanh thu của thị trường tài sản mã hóa toàn cầu có thể đạt tới 56,42 tỷ USD vào cuối năm 2023. Số lượng người tham gia thị trường này có thể lên tới 994,3 triệu người vào năm 2027.

James Mai Chia sẻ bởi James Mai
17/08/2023
1
0
Đừng nhầm lẫn tài sản mã hóa chỉ là tiền ảo
3
CHIA SẺ
20
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Mục lục

  • Tài sản mã hóa không chỉ là tiền ảo
  • Bài viết cùng chủ đề
  • Tiền điện tử của ngân hàng trung ương – Central bank digital currency (CBDC)
  • Tiền ảo neo theo tài sản ổn định – Stablecoins
  • Tài sản thực được mã hóa – Tokenized assets
  • Tài sản mã hóa không thể thay thế – Non-fungible tokens (NFT)
  • Tài sản mã hóa ở Việt Nam
  • Nhìn về tương lai

Tài sản mã hóa không chỉ là tiền ảo

Theo ông James Estaugh, Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán, HSBC Việt Nam, không có gì đáng ngạc nhiên khi loại tài sản mã hóa được biết đến nhiều nhất là tiền ảo. Trong đó, Bitcoin có lẽ là đại diện tiêu biểu nhất, mặc dù trong thực tế thị trường tiền ảo đã phát triển nhanh đến chóng mặt kể từ lần đầu xuất hiện khoảng một thập kỷ trước. Một vài đại diện tiền ảo nổi tiếng khác có thể kể đến là Ethereum, Tether, Cardano và Litecoin.

Ông James Estaugh, Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán, HSBC Việt Nam
Ông James Estaugh, Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán, HSBC Việt Nam.

“Tuy nhiên, tài sản mã hóa cần được hiểu là một khái niệm rộng hơn. Đó là tất cả những tài sản được tạo ra và trao đổi trên các nền tảng chuỗi khối (blockchain)”, ông James Estaugh nói.

Bài viết cùng chủ đề

Hướng dẫn thêm mạng KardiaChain vào Ví MetaMask

Hướng dẫn thêm mạng KardiaChain vào Ví MetaMask

27/07/2023
Binance Oracle

Binance Oracle là gì? Nó mang lại lợi ích gì cho các dự án blockchain

24/11/2022
Tính thanh khoản trong crypto là gì?

Tính thanh khoản trong crypto là gì?

20/11/2022
Hashflow (HFT) là gì? Tổng quan về dự án Hashflow

Hashflow (HFT) là gì? Tổng quan về dự án Hashflow

04/11/2022

Thực tế cho thấy hiện có 4 loại tài sản mã hóa không phải là tiền ảo thông dụng nhất hiện nay: Tiền điện tử của ngân hàng trung ương (“Central bank digital currencies” – CBDCs), tiền ảo neo theo tài sản ổn định (“Stablecoins”), tài sản thực được mã hóa (“Tokenised assets”), và tài sản mã hóa không thể thay thế (“Non-fungible tokens” – NFT).

Tiền điện tử của ngân hàng trung ương – Central bank digital currency (CBDC)

Theo ông James Estaugh, CBDC là hình thức mã hóa theo công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technologies – DLT) của tiền pháp định, được sử dụng và quản lý bởi ngân hàng trung ương cho mục đích thanh toán, có thể sử dụng cho đại chúng hoặc chỉ dành cho các giao dịch liên ngân hàng.

CBDC được nhận định không phải là một loại tiền ảo. CBDC hoạt động trên blockchain có phân quyền và được quản lý tập trung bởi ngân hàng trung ương, trong khi tiền ảo hoạt động trên blockchain không phân quyền và phi tập trung, trong đó mọi quyết định được ban hành dựa trên các giao thức định trước để đạt đồng thuận. CBDC được công nhận hợp pháp tương đương với tiền pháp định và có giá trị ổn định hơn nhiều so với tiền ảo.

Bà Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Dịch vụ Khách hàng, Khối Dịch vụ Chứng khoán, HSBC Việt Nam cho biết, hiện nay có 105 quốc gia, đại diện cho hơn 95% GDP toàn cầu, đang nghiên cứu triển khai CBDC. Trong đó, hơn 10 quốc gia đã triển khai thực tế (Bahamas, 9 quốc gia thuộc vùng Caribbean, Campuchia và Nigeria).

“Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới với các bước tiến vượt bậc trong việc phát triển đồng CBDC của mình, tiến hành nhiều thử nghiệm cho đồng Tệ số hóa trong năm 2020 và đã thành công với nhiều thành phố, khu vực. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang hợp tác với nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới để nghiên cứu và phát triển tiền điện tử”, bà Châu nói.

Tiền ảo neo theo tài sản ổn định – Stablecoins

Stablecoin, ông James Estaugh nhận định, là một loại tiền ảo được thiết kế để giảm thiểu biến động giá bằng cách neo giá trị của nó theo một tài sản khác ổn định hơn (như tiền pháp định hoặc hàng hóa).

Dù stablecoin được tạo ra, lưu thông và sử dụng trên các nền tảng phi tập trung và không được quản lý bởi cơ quan nào, giá trị của stablecoin vẫn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá trị của tiền pháp định hoặc hàng hóa đang được quản lý tập trung mà nó neo theo. Tính đến 31/01/2023, ước tính tổng vốn hóa thị trường của stablecoin toàn cầu đạt khoảng 138,4 tỷ USD.

Tài sản thực được mã hóa – Tokenized assets

Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán, HSBC Việt Nam phân tích, Mã hóa tài sản (“tokenization”) là quá trình biến một tài sản có thực sẵn có (như cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác, rổ tài sản thế chấp, bất động sản, nhà máy…) thành một tài sản mã hóa, hoặc phát hành một tài sản mã hóa nguyên bản lần đầu trên một blockhain dựa trên các hợp đồng số (smart contract) và tài sản mã hóa đó tiếp tục tồn tại trên các sổ cái phân tán. Hợp đồng số là các hợp đồng tự thực hiện các thỏa thuận và giao dịch dựa trên các điều khoản đã được mã hóa vào các đoạn mã code.

Theo bà Châu, trên thế giới, các ngân hàng đang dẫn đầu trong lĩnh vực mã hóa tài sản. Các công ty quản lý quỹ và các doanh nghiệp cũng đang ngày càng tích cực tham gia vào lĩnh vực này. Năm 2022, HSBC hợp tác với Marketnode (một liên doanh giữa Sở giao dịch chứng khoán Singapore và Temasek Holdings) và UOB để phát hành thử nghiệm sản phẩm quản lý tài sản, thuộc khuôn khổ dự án Project Guardian của Ngân hàng Trung ương Singapore (Monetary Authority of Singapore – MAS).

Tháng 1/2023 vừa qua, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (European Investment Bank – EIB) đã phát hành trái phiếu mã hóa bằng đồng Bảng Anh đầu tiên ra thị trường trên nền tảng HSBC Orion – một nền tảng do HSBC tự phát triển cho việc đăng ký và phát hành tài sản mã hóa theo luật của Luxembourg. Tháng 2/2023, Hồng Kông (Trung Quốc) chào bán thành công trái phiếu xanh mã hóa đầu tiên trên thế giới của một chính phủ phát hành với tổng giá trị 800 triệu Đôla Hồng Kông.

Tài sản mã hóa không thể thay thế – Non-fungible tokens (NFT)

Bà Châu cho biết, NFT là loại tài sản mã hóa đại diện cho một tài sản hữu hình hoặc vô hình, bao gồm tác phẩm nghệ thuật, video, thẻ game, thậm chí là một dòng tweet. Đúng như tên gọi của mình, các tài sản mã hóa này không thể dùng để đổi lấy tài sản mã hóa cùng loại khác, vì mỗi NFT là độc nhất.

Bà Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Dịch vụ Khách hàng, Khối Dịch vụ Chứng khoán, HSBC Việt Nam
Bà Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Dịch vụ Khách hàng, Khối Dịch vụ Chứng khoán, HSBC Việt Nam.

Sự quan tâm ngày càng tăng dành cho NFT đã mang lại nhiều lợi ích cho các nhà sáng tạo, giúp họ giữ lại phần lớn lợi nhuận từ việc trực tiếp bán các tác phẩm của mình cho người tiêu dùng hoặc khi các nhà sưu tập mua lại các tác phẩm đã số hóa. NFT có thể được lập trình với nhiều nội dung định trước: điều kiện để có thể bán lại NFT, hoặc khoản lợi nhuận cho tác giả khi tác phẩm của họ được bán lại…

“NFT đã có mặt trên thế giới từ khoảng năm 2014 nhưng chỉ trở nên thông dụng gần đây. Năm 2021, giao dịch NFT trị giá 69,3 triệu USD tại một cuộc đấu giá NFT của nghệ sĩ Beeple đã gây tiếng vang lớn. Tổng giá trị giao dịch NFT toàn cầu chỉ riêng tháng 03/2023 đã đạt hơn 1,95 tỷ USD”, bà Châu thông tin.

Tài sản mã hóa ở Việt Nam

Tiền ảo hiện nay không được phép sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong một hội thảo tháng 10/2022 về phòng chống rửa tiền, Thủ tướng đã đề cập đến thực tế các giao dịch tiền ảo vẫn phổ biến, mặc dù không được công nhận, do đó yêu cầu Chính phủ nghiên cứu xây dựng chế tài phù hợp.

Thực tế, Việt Nam vẫn dành mối quan tâm lớn đến xu hướng phát triển của công nghệ blockchain và thị trường tài sản mã hóa trên toàn cầu và trong khu vực. Năm 2020, Bộ Tài Chính đã thành lập một tổ nghiên cứu về tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số nhằm mục đích xây dựng chính sách. Năm 2021, Thủ tướng một lần nữa khẳng định định hướng phát triển nền kinh tế số hóa, giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thí điểm tiền ảo trong giai đoạn 2021-2023. Cùng năm, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tư Pháp nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về CBDC.

Năm 2022, Phó Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch hành động Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, trong đó bao gồm giao dịch tiền ảo. Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố một dự thảo nghị định hướng dẫn cơ chế thử nghiệm (Sandbox) có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm các giải pháp sử dụng công nghệ blockchain / sổ cái phân tán.

Hiện nay, chưa có cập nhật về đồng CBDC hay tài sản tài chính được mã hóa (tokenized financial asset) nào được phát hành tại Việt Nam và chỉ mới ghi nhận một số đồng stablecoin neo theo Đồng Việt Nam được phát hành bởi các tổ chức nước ngoài.

Tuy nhiên, ông James Estaugh nhận định: “Thị trường NFT tại Việt Nam lại khá sôi động”.

Theo một khảo sát của Finder, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có số lượng người sở hữu lượng NFT lớn nhất trong số các quốc gia được khảo sát vào năm 2021. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách 20 nền kinh tế nắm giữ nhiều NFT nhất (17,4%). Giữa năm 2022, một số nghệ sĩ nổi tiếng trong nước đã đưa các sản phẩm của mình lên thị trường NFT. Một số ngành khác cũng đã thí điểm phát hành NFT như du lịch, bất động sản, game…

Trò chơi điện tử NFT là một trong những câu chuyện thành công đáng nhớ và đã biến Việt Nam thành một trong những tâm điểm startup trong lĩnh vực mã hóa của thế giới. Trò chơi Axie Infinity của Việt Nam, ra mắt năm 2018, đã trở thành một hiện tượng và thống trị thị trường NFT trong năm 2022. Từ khi Axie Infinity trở thành một trong những dự án mã hóa giá trị nhất thế giới trong năm 2021, ít nhất 7 trò chơi điện tử blockchain khác đã được triển khai ở Việt Nam, thu hút hàng triệu đôla Mỹ từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhìn về tương lai

PWC dự đoán, đến năm 2030, khoảng 5 – 10% tài sản toàn cầu sẽ ở dạng số hóa. Do giá trị tài sản toàn cầu đang được kỳ vọng sẽ đạt mức 145,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025, đây sẽ là một con số khổng lồ, thậm chí còn tiếp tục tăng lên cùng các thay đổi chóng mặt do sự đổi mới, phát triển về công nghệ toàn cầu.

Ngày nay, tiền ảo, stablecoin, CBDC và cơ sở hạ tầng cho phát hành chứng khoán mã hóa vốn đang thay đổi cục diện của thị trường tài chính. Bước tiến hóa tiếp theo trong quá trình số hóa sẽ là việc mã hóa các tài sản trong thế giới thực. Điều đó sẽ mang lại lợi ích đáng kể và trực tiếp cho thành viên thị trường thông qua hiệu quả hoạt động và cơ hội kinh doanh do công nghệ blockchain mang lại.

Đặc biệt, đối với thị trường chứng khoán, ứng dụng hứa hẹn nhất của tài sản mã hóa sẽ là các tài sản kém thanh khoản có giá trị lớn và vòng đời kéo dài, với các giao dịch tiêu tốn nhiều nguồn lực cho quản lý như trái phiếu. Bằng cách mã hóa các tài sản này, chủ sở hữu sẽ có thể bán một phần quyền sở hữu tài sản theo cách dễ dàng và với chi phí hợp lý hơn. Cũng nhờ vậy, bên mua có thể tiếp cận và sở hữu một phần của loại tài sản này, thay vì phải chi trả một khoản tiền quá lớn và đối mặt với tình trạng kém thanh khoản nếu mua toàn bộ tài sản đó.

Bà Châu cho rằng: “Đây có thể là một giải pháp để Việt Nam cân nhắc nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp trong nước”.

Ông James Estaugh cảnh báo: “Tuy nhiên, mùa đông của thị trường tài sản mã hóa trong năm 2022 cũng là lời cảnh báo với tất cả chúng ta. Dù cuộc cách mạng kỹ thuật số đang mang tới những cơ hội lớn về lợi nhuận vượt trội, những thành viên tham gia thị trường không hề miễn nhiễm với các rủi ro”.

Theo ông James Estaugh, cần có một nền tảng pháp lý vững chắc để hỗ trợ sự phát triển dài hạn, bền vững của thị trường các tài sản mã hóa. Việc xây dựng các quy định pháp luật về tài sản mã hóa và các nền tảng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định việc mã hóa tài sản xa và nhanh đến đâu.

Trên khắp thế giới, các cơ quan quản lý đang tham gia tích cực vào các dự án thí điểm, cho thấy các chính phủ đều đánh giá cao vai trò của tài sản mã hóa trong lĩnh vực đầu tư, nhưng cũng đã nhận thấy những khoảng cách giữa thị trường tài chính truyền thống và thị trường tài chính mã hóa.

“Cho dù là do các yêu cầu pháp lý, do sáng kiến ​​của Chính phủ và các ban ngành, động lực từ phát triển bền vững, hoặc do sức mạnh của tài sản mã hóa như một lực đẩy cho sự cải tiến, ngành đầu tư đang tiến về tương lai. Đối với Việt Nam, chúng tôi cho rằng Chính phủ đang có những bước tiến trên con đường hiện thực hóa tầm nhìn của mình về một nền kinh tế kỹ thuật số quốc gia, nhưng cách tiếp cận tương đối thận trọng nhằm bảo vệ thành viên thị trường và đảm bảo tăng trưởng bền vững”, bà Châu nhấn mạnh.

Bài viết này của CoinZ Việt chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về thị trường cho bạn đọc. Đây hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư. Các bạn nên tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm cho hoạt động đầu tư của mình.
Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn
Chia sẻ1Tweet1

Có thể bạn sẽ thích

Hướng dẫn thêm mạng KardiaChain vào Ví MetaMask
Kiến thức

Hướng dẫn thêm mạng KardiaChain vào Ví MetaMask

Chia sẻ bởi James Mai
27/07/2023

Chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản theo hướng dẫn của CoinZ Việt là các bạn có thể kết nối KardiaChain vào Ví MetaMask.

Xem chi tiết
Hướng dẫn thêm mạng Mantle vào Ví MetaMask
Hướng dẫn

Hướng dẫn thêm mạng Mantle vào Ví MetaMask

Chia sẻ bởi James Mai
20/07/2023

Chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản theo hướng dẫn của CoinZ Việt là các bạn có thể kết nối Mantle vào Ví MetaMask.

Xem chi tiết
Hướng dẫn thêm mạng Filecoin vào Ví MetaMask
Tin tức

Hướng dẫn thêm mạng Filecoin vào Ví MetaMask

Chia sẻ bởi James Mai
24/06/2023

Chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản theo hướng dẫn của CoinZ Việt là các bạn có thể kết nối Filecoin vào Ví MetaMask.

Xem chi tiết
Hướng dẫn thêm mạng opBNB Testnet vào Ví MetaMask
Hướng dẫn

Hướng dẫn thêm mạng opBNB Testnet vào Ví MetaMask

Chia sẻ bởi James Mai
22/06/2023

Chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản theo hướng dẫn của CoinZ Việt là các bạn có thể kết nối opBNB Testnet vào Ví MetaMask.

Xem chi tiết
Hướng dẫn thêm mạng zkSync Era vào Ví MetaMask
Hướng dẫn

Hướng dẫn thêm mạng zkSync Era vào Ví MetaMask

Chia sẻ bởi James Mai
31/03/2023

Chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản theo hướng dẫn của CoinZ Việt là các bạn có thể kết nối zkSync Era vào Ví MetaMask.

Xem chi tiết
Hướng dẫn thêm mạng Linea (ConsenSys zkEVM) vào Ví MetaMask
Hướng dẫn

Hướng dẫn thêm mạng Linea (ConsenSys zkEVM) vào Ví MetaMask

Chia sẻ bởi James Mai
29/03/2023

Chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản theo hướng dẫn của CoinZ Việt là các bạn có thể kết nối Linea (ConsenSys zkEVM) vào Ví MetaMask.

Xem chi tiết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin mới cập nhật

Circle đổi tên USD Coin và Euro Coin thành USDC và EURC

Circle đổi tên USD Coin và Euro Coin thành USDC và EURC

23/09/2023
Optimism công bố airdrop 19 triệu OP cho người dùng

Optimism công bố airdrop 19 triệu OP cho người dùng

20/09/2023
Tốc độ giao dịch trên Base và zkSync Era vượt qua Ethereum

Tốc độ giao dịch trên Base và zkSync Era vượt qua Ethereum

18/09/2023
Sony thành lập công ty phát triển blockchain

Sony thành lập công ty phát triển blockchain

18/09/2023
Grab thử nghiệm ví crypto tại Singapore

Grab thử nghiệm ví crypto tại Singapore

10/09/2023

Tin được quan tâm

  • Hướng dẫn thêm mạng zkSync Era vào Ví MetaMask

    Hướng dẫn thêm mạng zkSync Era vào Ví MetaMask

    854 chia sẻ
    Chia sẻ 342 Tweet 214
  • Hướng dẫn thêm mạng zkSync vào Ví MetaMask

    459 chia sẻ
    Chia sẻ 184 Tweet 115
  • Hướng dẫn thêm mạng Base Goerli vào Ví MetaMask

    209 chia sẻ
    Chia sẻ 84 Tweet 52
  • Hướng dẫn tạo Ví Sui và nhận 50 triệu SUI Coin

    443 chia sẻ
    Chia sẻ 177 Tweet 111
  • Hướng dẫn thêm mạng Ethereum POW (ETHW) vào Ví MetaMask

    418 chia sẻ
    Chia sẻ 167 Tweet 105

CoinZ Việt

CoinZ Việt là kênh tin tức coin mang đến cho các bạn những tin tức và kiến thức mới nhất về Bitcoin, Etherum, game blockchain và hơn thế nữa.CoinZ Việt

Tin mới cập nhật

Circle đổi tên USD Coin và Euro Coin thành USDC và EURC

Optimism công bố airdrop 19 triệu OP cho người dùng

Tốc độ giao dịch trên Base và zkSync Era vượt qua Ethereum

Sony thành lập công ty phát triển blockchain

Grab thử nghiệm ví crypto tại Singapore

Xu hướng

Hướng dẫn thêm mạng zkSync Era vào Ví MetaMask

Hướng dẫn thêm mạng zkSync vào Ví MetaMask

Hướng dẫn tạo Ví Sui và nhận 50 triệu SUI Coin

Hướng dẫn thêm mạng Ethereum POW (ETHW) vào Ví MetaMask

Hướng dẫn thêm BSC Testnet vào Ví MetaMask

  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

Copyright © 2022 CoinZ Việt. All Rights Reserved.

No Result
View All Result
  • Tin tức
  • Hướng dẫn
  • Kiến thức
  • CoinZ Wiki

Copyright © 2022 CoinZ Việt. All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
wpDiscuz