Một ngày trước khi phá sản, ông chủ sàn sàn giao dịch FTX, Sam Bankman-Fried, đã nhận được tin nhắn cảnh cáo từ CEO Changpeng Zhao (CZ) của sàn Binance đối thủ. CZ tỏ ra lo lắng rằng việc Sam thao túng các khoản giao dịch tiền số sẽ đẩy thị trường vào nguy cơ sụp đổ.
“Dừng lại ngay đi nếu không muốn gây ra nhiều thảm kịch hơn. Càng nhiều thiệt hại chỉ khiến cậu ngồi tù càng lâu”, Zhao viết trong nhóm chat với Bankman-Fried và các giám đốc tiền mã hóa khác hôm 10/11.
Chỉ một ngày sau, FTX và quỹ đầu tư chị em Alameda Research nộp đơn xin phá sản sau khi CoinDesk tiết lộ nhiều điểm bất thường trong danh mục tài sản của Alameda Research. Sự kiện này đã đẩy FTX vào bờ vực phá sản, khiến CEO Sam Bankman-Fried trắng tay, đối mặt với hàng loạt bản án dân sự và hình sự về tội danh lừa đảo, đồng thời làm cả thị trường tiền mã hóa chao đảo.
Làm ngơ trước lời khuyên của CZ
Theo New York Times, đoạn tin nhắn chưa từng được tiết lộ giữa CZ và Bankman-Fried hôm 10/11 cho thấy các ông lớn trong lĩnh vực tiền số lo ngại rằng ảnh hưởng của thảm họa FTX sẽ càng làm sự bất ổn của thị trường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài CZ và Sam, nhóm chat bí mật này bao gồm nhà sáng lập sàn Kraken Paolo Ardoino, Giám đốc công nghệ của Tether. Những vị lãnh đạo đến từ các sàn giao dịch lớn biết rõ rằng chỉ cần một động thái bất thường của một công ty hoặc biến động giá của một đồng tiền số bất kỳ cũng đủ để phá vỡ sự ổn định của cả thị trường.
CZ đã nhiều lần cảnh cáo ông chủ FTX nên dừng tay trước khi quá muộn, nhưng Sam Bankman-Fried đã phớt lờ và cho rằng những điều CZ nói là “vô căn cứ”.
Một ngày trước khi phá sản, ông chủ sàn sàn giao dịch FTX, Sam Bankman-Fried, đã nhận được tin nhắn cảnh cáo từ CEO Changpeng Zhao (CZ) của sàn Binance đối thủ. CZ tỏ ra lo lắng rằng việc Sam thao túng các khoản giao dịch tiền số sẽ đẩy thị trường vào nguy cơ sụp đổ.
“Dừng lại ngay đi nếu không muốn gây ra nhiều thảm kịch hơn. Càng nhiều thiệt hại chỉ khiến cậu ngồi tù càng lâu”, Zhao viết trong nhóm chat với Bankman-Fried và các giám đốc tiền mã hóa khác hôm 10/11.
Chỉ một ngày sau, FTX và quỹ đầu tư chị em Alameda Research nộp đơn xin phá sản sau khi CoinDesk tiết lộ nhiều điểm bất thường trong danh mục tài sản của Alameda Research. Sự kiện này đã đẩy FTX vào bờ vực phá sản, khiến CEO Sam Bankman-Fried trắng tay, đối mặt với hàng loạt bản án dân sự và hình sự về tội danh lừa đảo, đồng thời làm cả thị trường tiền mã hóa chao đảo.
Làm ngơ trước lời khuyên của CZ
Theo New York Times, đoạn tin nhắn chưa từng được tiết lộ giữa CZ và Bankman-Fried hôm 10/11 cho thấy các ông lớn trong lĩnh vực tiền số lo ngại rằng ảnh hưởng của thảm họa FTX sẽ càng làm sự bất ổn của thị trường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài CZ và Sam, nhóm chat bí mật này bao gồm nhà sáng lập sàn Kraken Paolo Ardoino, Giám đốc công nghệ của Tether. Những vị lãnh đạo đến từ các sàn giao dịch lớn biết rõ rằng chỉ cần một động thái bất thường của một công ty hoặc biến động giá của một đồng tiền số bất kỳ cũng đủ để phá vỡ sự ổn định của cả thị trường.
Hôm 8/11, Binance thông báo đồng ý mua lại FTX khi sàn này đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Nhưng trong tin nhắn ngày 10/11, CZ lại khẳng định rằng FTX sẽ không thể vượt qua thảm kịch này và lo ngại rằng sẽ kéo cả thị trường xuống dốc theo.
CEO Binance buộc tội Sam vì đã dùng quỹ đầu tư Alameda Research để kéo giá của Tether, một đồng stablecoin neo giá ở mức tương đương một USD. Ông đã chỉ ra một giao dịch trị giá 250.000 USD của Alameda là nhắm đến Tether để phá vỡ tính ổn định của đồng Tether.
“Hả? Tôi làm gì đồng stablecoin cơ? Ông nghĩ chỉ với giao dịch đồng Tether trị giá 250.000 USD mà đã có thể đánh sập nó sao?”, Sam Bankman-Fried phản pháo trong nhóm chat.
Đáp lại, CZ nói rằng ông không khẳng định giao dịch ở khối lượng này sẽ có thể phá hủy đồng Tether nhưng nó vẫn sẽ có rủi ro nhất định. “Lời khuyên chân thành của tôi là hãy dừng tay lại đi”, ông viết. CZ còn khuyên cựu CEO sàn FTX nên nhanh chóng điều trần trước quốc hội Mỹ. “Cảm ơn vì lời khuyên!”, Sam trả lời.
Nhà sáng lập FTX khẳng định không phải lỗi của mình
Theo New York Times, các nhà giao dịch thường dùng Tether thay cho USD để mua các đồng tiền số khác, trở thành phương thức trú ẩn an toàn khi thị trường biến động. Do đó, chuyên gia trong ngành lo ngại rằng nếu Tether mất giá, hiệu ứng domino sẽ xảy ra, khiến cả thị trường sụp đổ.
Nói với New York Times, ông chủ sàn FTX khẳng định những cáo buộc của CZ hoàn toàn vô căn cứ. Sam cho biết giao dịch ở một khối lượng như vậy sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến giá của Tether, đồng thời khẳng định cả ông và Alameda đều không hề cố ý kéo Tether hay các đồng stablecoin rơi khỏi mức neo một USD (de-peg).
“Tôi thừa nhận mình đã mắc rất nhiều sai lầm nhưng chuyện này không phải lỗi của tôi”, ông khẳng định.
Theo New York Times, nhiều người cho rằng Tether là một rủi ro tiềm tàng đối với sự ổn định của thị trường tài chính nếu sụp đổ. Về phía Tether, họ luôn khẳng định stablecoin này được ràng buộc với USD để duy trì giá trị ổn định.
Do đó, nếu có khủng hoảng xảy ra, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể quy về số tiền mặt tương đương. Song, các nhà lập pháp cũng từng cáo buộc Tether là một trò lừa đảo, nói dối về ngân quỹ, làm dấy lên lo ngại rằng lượng Tether sẽ không đủ để duy trì giá trị cho đồng tiền.
Cựu CEO FTX là một trong những nhà đầu tư lớn của Tether. Trước khi đạt thỏa thuận mua lại với sàn Binance, ông đã gặp các giám đốc cấp cao của Tether ở Bahamas để vay tiền và giải quyết các lo ngại về thanh khoản, một nguồn tin nội bộ cho biết.